Tiếp nối xe xanh, 'lốp xanh' cũng trở thành xu thế mới
Ban tổ chức giải marathon 'Vì an toàn giao thông' sẽ trao giải cho các VĐV về nhất, nhì, ba ở mỗi cự ly (cả nội dung nam và nữ) với tổng giá trị khoảng 50 triệu đồng cùng kỷ niệm chương.Ùn ùn kéo nhau đi mua đất ở Củ Chi
Điểm nhấn đặc biệt của chiến dịch là Sự kiện sum vầy đón Tết được Mondelez Kinh Đô tổ chức vào các ngày 25-26.1.12025 (nhằm ngày 26-27 Tháng Chạp) tại Nhà Văn hóa Thanh Niên TP.HCM. Khách mời tham dự sự kiện là những ai không về quê ăn Tết, không chỉ các bạn sinh viên, người lao động, mà còn là những người đang làm việc xa quê, vì nhiều lý do khác nhau không thể đoàn viên với gia đình.Mondelez Kinh Đô mong muốn tạo ra một không gian Tết ấm áp và vui tươi, nơi mọi người có thể cùng sẻ chia, kết nối và đón Tết như một gia đình, bất kể mọi người ở đâu hay hoàn cảnh ra sao. Trong không gian được thiết kế đậm nét văn hóa Tết của các vùng miền, mọi người sẽ có cơ hội tham gia ca hát, vui chơi, kết nối thêm bạn bè và cùng nhau tận hưởng những phút giây sum vầy ý nghĩa. Đặc biệt, sự kiện còn mang đến trải nghiệm xem bắn pháo hoa rực rỡ, tạo nên những khoảnh khắc trọn vẹn để chào đón năm mới.
Cơn đau đầu không hề nhẹ cho VFF và VPF
Chị An sinh ra tại TT.Hai Riêng, địa bàn có đồng bào thuộc 20 dân tộc thiểu số sinh sống. Điều kiện của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng giáp ranh với các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai. Từ nhỏ, chị chứng kiến những người bạn của mình phải bỏ dở việc học vì điều kiện gia đình. Thấu hiểu và đồng cảm với những thiệt thòi mà trẻ em vùng cao đang đối mặt, ngay từ khi còn học phổ thông, chị đã nuôi ước mơ thành lập nhóm thiện nguyện để chăm lo cho các em.Để thực hiện ước mơ, chị An chọn học chuyên ngành công tác xã hội. Sau khi tốt nghiệp ĐH năm 2014, chị cùng các bạn tại TT.Hai Riêng thành lập CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng với 15 thành viên, bắt đầu hành trình sống hết mình vì trẻ em đồng bào thiểu số.Hơn 10 năm cùng CLB Hoa Xương Rồng rong ruổi khắp các bản làng ở H.Sông Hinh thực hiện chương trình thiện nguyện, chị An nhìn nhận được nhiều thứ. "Khi nhìn những mảnh đời đau thương ngoài kia, tôi thấy bản thân mình quá may mắn. Nhất là với những trẻ em người đồng bào thiểu số, vùng sâu, vùng xa, con chữ đối với các em quả thật rất khó khăn. Mùa đông là một cực hình khi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc", chị chia sẻ.Để chủ động kinh phí hoạt động, các thành viên trong CLB cùng nhau đi nhặt, xin ve chai để bán lấy tiền xây dựng quỹ. Đến những dịp lễ tết, cả nhóm lại cùng nhau bán nước, bán hoa để gây quỹ.Suốt 10 năm qua, dấu chân của những thành viên CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng in trên khắp bản làng của 11 xã, thị trấn tại H.Sông Hinh, thực hiện các chương trình như: Nấu ăn cho em, tặng quà dịp Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, tổ chức các hoạt động mùa hè, cắt tóc miễn phí..."Càng đi nhiều, chúng mình càng thấy còn quá nhiều mảnh đời khó khăn. Những hoạt động, chương trình mà câu lạc bộ tổ chức chỉ giải quyết vấn đề cấp thời, chưa chăm lo được đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các em về lâu, về dài. Đó là nỗi trăn trở lớn nhất của các thành viên trong câu lạc bộ", chị An nói.Chị An cũng cho biết bản thân và các bạn trong CLB còn rất nhiều trăn trở với hoạt động thiện nguyện. Ước mơ lớn nhất của chị là thực hiện dự án nuôi em để chăm lo đời sống tinh thần lẫn vật chất cho trẻ vùng cao một cách bền vững, lâu dài.Theo anh Hồ Vĩnh Hưng, Bí thư Huyện đoàn Sông Hinh, các hoạt động của chị An và CLB thiện nguyện Hoa Xương Rồng đã phát huy truyền thống tương thân tương ái, thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ đối với cộng đồng, xã hội."Suốt 10 năm qua, chị An và CLB thiện nguyện đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực vì trẻ em đồng bào tại H.Sông Hinh. Làm hoạt động bằng tất cả nhiệt huyết, sự tận tâm của mình, chị An đã được Tỉnh đoàn Phú Yên tuyên dương gương người tốt, việc tốt năm 2020", anh Hưng cho biết.
Ngày 9.2, anh Trần Đăng Dân (46 tuổi, H.Bình Chánh, TP.HCM) cho biết đã trình báo Công an xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) về việc ông Trần Vệ (66 tuổi, quê tỉnh Quảng Bình; ba ruột anh Dân) chở cháu đi học rồi mất liên lạc với gia đình nhiều ngày, chưa thấy về.Theo anh Dân, sáng 7.2, ông Vệ chạy xe đạp từ nhà ở đường Liên ấp 2-3-4 (xã Vĩnh Lộc A) chở cháu gái đến Trường tiểu học Vĩnh Lộc 2 (H.Bình Chánh) để đi học. Sau khi chở cháu gái đi học, đến trưa cùng ngày, người nhà không thấy ông Vệ quay về nhà nên đi tìm. Đến thời điểm hiện tại, đã 2 ngày gia đình mất liên lạc hoàn toàn với ông Vệ. Gia đình đi tìm nhiều nơi nhưng không gặp và cũng đã báo Công an xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) để hỗ trợ tìm kiếm ông Vệ.Cũng theo anh Dân, hằng ngày con gái anh đi học đều do cha mẹ hoặc nhờ hàng xóm đưa đi giúp.Sáng 7.2, khi mọi người chưa kịp đưa bé đi học, vì thương cháu, ông Vệ lấy xe đạp chở cháu đi học.Đoạn đường từ nhà anh Dân đến trường học của con gái chỉ hơn 1,5 km. Tuy nhiên, theo anh Dân, ba ruột của anh từ quê Quảng Bình mới vào TP.HCM được 1 ngày (vào ngày 6.2) để thăm con cháu. Do chưa quen đường, đây có thể là nguyên nhân khiến ông Vệ bị lạc. Theo đó, khi đi ông Vệ chạy chiếc xe đạp màu trắng, quần dài màu xanh bộ đội, áo xanh biển đậm.Ông Trần Vệ đã mất liên lạc 2 ngày nay, hiện gia đình anh Dân cùng Công an xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) đang tìm kiếm. Người dân khi thấy hay biết thông tin gì về ông Trần Vệ xin liên hệ gia đình qua số điện thoại 0938 717415.
Ước mơ xây trường cho trẻ em vùng cao của cô gái 18 tuổi
Mới đây, mạng xã hội xuất hiện thông tin mức phạt cao nhất lỗi đỗ xe trên vỉa hè đối với xe máy, ô tô thu hút sự quan tâm của cư dân mạng. Trong đó, nhiều người đi xe máy bình luận nêu thắc mắc không biết phải dừng, đỗ thế nào mới đúng?Lãnh đạo một đội CSGT cho hay, điểm e khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024 quy định, phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô đỗ, để xe ở vỉa hè trái quy định; đỗ xe không sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, vỉa hè quá 0,25 m.Đây cũng là mức phạt nếu tài xế đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện cao thế, đỗ xe nơi có biển "Cấm đỗ xe" hoặc biển "Cấm dừng và đỗ xe".Đối với xe máy, hành vi đỗ, để xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép; dừng xe, đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông sẽ bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định 168/2024.Theo tìm hiểu, tại TP.HCM, CSGT thường đi tuần tra kiểm soát trực tiếp hoặc ghi hình xử phạt với các trường hợp đỗ xe trên vỉa hè, chủ yếu là ô tô. Còn đối với xe máy, hành vi đỗ, để xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép chủ yếu là công an phường hoặc cảnh sát trật tự, trật tự đô thị... đi kiểm tra, xử lý các trường hợp để xe lấn chiếm vỉa hè dành cho người đi bộ.Theo CSGT, dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xe, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe hoặc hoạt động khác. Khi dừng xe không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái, trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nhưng phải sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác.Còn đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian. Khi đỗ xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được rời khỏi xe khi đã sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác. Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải đánh lái về phía lề đường, chèn bánh.Khi dừng xe, đỗ xe trên đường phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác biết khi ra, vào vị trí dừng xe, đỗ xe; Không làm ảnh hưởng đến người đi bộ và các phương tiện khác.Điều 18 luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng quy định, người chạy xe chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì chỉ được dừng xe, đỗ xe sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.Trên đường phố, người lái xe chỉ được dừng xe, đỗ xe sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, vỉa hè quá 0,25 m và không gây cản trở, nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải đỗ xe thì phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp hoặc đặt biển cảnh báo về phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết. Người điều khiển xe cần lưu ý, không được đỗ xe ở: bên trái đường một chiều, trên cầu, gầm cầu vượt, song song cùng chiều với một xe khác đang dừng đỗ, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trước cổng và trong phạm vi 5 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức, che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu, trên miệng cống thoát nước, trên lòng đường, vỉa hè...